Mẫu đơn xin việc kế toán viết tay hay và ấn tượng

Đơn xin việc viết tay là 1 lá đơn rất quan trọng và không thể thiếu khi đi xin việc. Nhưng để viết được 1 lá đơn xin việc kế toán viết tay hay và ấn tượng thì không hề dễ dàng chút nào đối với các bạn kế toán mới tốt nghiệp. Kế toán Hà Nội xin chia sẻ mẫu đơn xin việc viết hay cho ngành kế toán:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————- o0o —————-
Hà Nội: ngày... tháng ...năm  2014


ĐƠN XIN VIỆC

                            Kính gửi: Phòng nhân sự cùng ban lãnh đạo Công ty kế toán Hà Nội

Tôi tên là :
Sinh ngày :
Chỗ ở hiện nay:
Số điện thoại liên hệ:

Thông qua website tuyển dụng
 tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán tổng hợp. Tôi cảm thấy trình độ và kỹ năng của mình phù hợp với vị trí công việc mà quý công ty đang tuyển dụng, tôi mong muốn được làm việc và cống hiến công sức cho công ty.

- Tôi đã tốt nghiệp loại khá tại trường Học viện tài chính – Chuyên ngành tài chính kế toán. Bên cạnh đó tôi đã tham gia 
khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế và làm kế toán tập sự cho Công ty kế toán Hà Nội, trong quá trình học tập và làm việc tại đó tôi đã được trang bị tất cả những kỹ năng và kiến thức cần có của 1 kế toán tổng hợp doanh nghiệp, bây giờ tôi rất tự tin để kê khai thuế, lên sổ sách, lập báo cáo thuế và lập báo cáo tài chính.

- Ngoài ra tôi còn sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng anh giao tiếp tốt và biết sử dụng Excel và các phần mềm kế toán Misa, tôi là 1 người làm việc trung thực, cẩn thận. Tôi tin chắc rằng với những kỹ năng và kiến thức trên tôi hoàn toàn có thể làm tốt công việc ở vị trí kế toán tổng hợp mà quý doanh nghiệp đang tuyển dụng.

Tôi xin cảm ơn quý Công ty đã dành chút thời gian để xem hồ sơ của tôi. Tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như quý công ty, tôi rất mong nhận được 1 lịch hẹn phỏng vấn trong một ngày gần nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


                                        Người viết đơn
......................................................

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kế toán viết tay

Trong 1 bộ hồ sơ xin việc thì không thể thiếu 1 lá đơn xin việc. Nhưng có rất nhiều bạn đang gặp khó khăc trong việc viết đơn xin việc viết tay. Bài viết này Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách viết đơn xin việc viết tay cho các bạn sinh viên mới ra trường. Chắc chắn sẽ giúp các bạn có 1 lá đơn xin việc viết tau hay và ấn tượng với nhà tuyển dụng.


Một lá đơn xin việc viết tay ngắn gọn, sạch sẽ, không tẩy xóa, nắn nót sẽ là 1 điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Và nó có 1 vài trò rất quan trọng trong tuyển dụng, qua đó nó có thể nói lên 1 phần tính cách của bạn.

Một đơn xin việc viết tay tuy ngắn nhưng nó vẫn phải đảm bảo cáo yếu tố sau:

1. Yêu cầu chung khi viết đơn xin việc viết tay:

- Không nên viết tắt, bạn nên sử dụng màu mực là màu xanh hoặc màu đen, nên sử dụng giấy trắng A4…

2. Những thông tin cần viết trong đơn xin việc:

- Dòng kính gửi: Các bạn ghi rõ bộ phận tuyển sự: VD: Kính gửi phòng  nhân sự, ban lãnh đạo… Công ty … (Nếu bạn ghi rõ tức là bạn đã thể hiện được sự quan tâm thực sự tới Công ty tuyển dụng)

- Phần thông tin cá nhân: Các bạn chỉ cần nêu rõ họ tên, ngày sinh, địa chỉ, sđt, chỉ cần vậy thôi, đừng nói nhiều về phần này.

- Phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất trong 1 lá đơn. Bạn phải đảm bảo phần nội dung có các yếu tố sau: Bạn biết thông tin tuyển dụng qua đâu, Bạn muốn xin vào vị trí nào, trình độ học vấn, bạn đã có kỹ năng và kinh nghiệm làm ở trị này chưa, bạn đã đi làm ở đâu, điều quan trọng là bạn phải nói lên được bạn có khả năng làm được công việc đó và phù hợp với công việc đó.

Phần kết luận: Bạn cần phải chốt lại được vấn đề là bạn có khả năng làm được vị trí mà công ty đang tuyển, xin được hẹn lịch phỏng vấn để trao đổi thêm, xin cảm ơn nhà tuyển dụng, ký tên.
 

3. Nhưng chú ý khi viết đơn xin việc viết tay

- Bạn cần tìm hiểu rõ về vị trí, công việc và công ty tuyển dụng
- Phải viết ngắn gọn, đầy đủ thông tin, trình bày đẹp, sạch sẽ. Ngôn ngữ chuẩn xác, không sai chính tả. Địa chỉ người nhận rõ ràng.
-  Hãy dùng loại giấy phù hợp để viết đơn. Giấy A4 là lựa chọn tốt nhất
-  Hãy viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi bạn bằng lòng với nội dung đơn.
-  Trình bày bất cứ thông tin nào về công việc bạn làm trước đây. Nếu bạn đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng, hãy chắc chắn bạn trình bày việc này và nhấn mạnh về điều đó để gây chú ý.
-  Sau cùng bạn nên giải thích tại sao bạn là ứng cử phù hợp với công việc. Hãy làm cho người đọc có ấn tượng về bạn.

Kinh nghiệm và bí quyết khi đi xin việc kế toán thành công

Sinh viên kế toán mới ra trường – chưa có kinh nghiệm khi đi xin việc cần chuẩn bị những gì? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán mới ra trường. Công ty kế toán Hà Nội xin chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm khi đi xin việc kế toán cho các bạn kế toán mới ra trường. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi đi xin việc.


Hàng năm có hàng ngàn sinh viên kế toán tốt nghiệp ra trường. Nhưng những bạn đi làm kế toán thì chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, còn lại các bạn làm trái ngành hoặc là bán hàng, văn phòng…

Những lý do khiến các bạn không xin được việc:

- Chưa hình dung được công việc của người kế toán thực tế như thế nào, chưa được tiếp xúc với hóa đơn, chứng từ thực tế - > Nên nghiệp vụ còn yếu, không hạch toán được các nghiệp vụ phức tạp.

- Luật kế toán, luật thuế thay đổi thường xuyên -> Không cập nhật kịp thời -> Dẫn đến làm sai, thiếu sót..

- Ngoài ra: Các nhà tuyển dụng họ không muốn tuyển các bạn mới ra trường, họ không thể tuyển các bạn vào rồi mới đi đào tạo…

Đó mới chỉ là những lý do cơ bản và thường gặp hiện nay. Vậy các bạn kế toán mới ra trường phải làm gì để đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, để nâng cao được nghiệp vụ …

Sau đâu Kế toán Hà Nội xin chia sẻ những kinh nghiệm khi đi xin việc kế toán, đó là:

- Điều quan trọng nhất là các bạn phải nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế
- Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết.
- Chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn khi đi xin việc.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ cả 3 yếu tố trên thì việc được việc kế toán là điều nằm trong tầm tay của các bạn.
 

1. Nâng cao nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế:

- Có nhiều cách để các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao nghiệp vụ. Các bạn có thể hỏi người quen, hoặc xin làm ở vị trí tập sự không lương để được học hỏi…

- Nhưng như thế có giúp các bạn học hỏi được 1 cách chính xác và tốt nhất không, những bạn không có người nhà, người quen thì các bạn sẽ làm gì để được tiếp cận với thực tế, để được học hỏi kinh nghiệm thực tế được nâng cao nghiệp vụ? Phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán tổng hợp tại Công ty kế toán Hà Nội. Các bạn sẽ được tiếp cận với hóa đơn, chứng từ thực tế, được thực hành làm các công việc của người kế toán tổng hợp thực thụ trên phần mềm, cụ thể như sau:

- Các bạn sẽ công ty giao cho 1 bộ hồ sơ gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, chi, giấy báo nợ, báo cáo…Dựa vào đó các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn từ khâu: Xử lý hóa đơn, chứng từ, hạch toán, lên sổ sách, tính thuế, kê khai thuế, lên các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm.
- Thực hành trực tiếp trên các phần mềm như: HTKK, EXCEL, FAST, MISA …
 
2. Hồ sơ xin việc đầy đủ và chi  tiết gồm những gì:

- Sau khi đã tự tin với nghiệp vụ kế toán của mình, công việc mà các bạn cần chuẩn bị tiếp theo đó là phải có 1 bộ hồ sơ xin việc kế toán đầy đủ thông tin và chi tiết. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng để bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng:

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ phải gồm:

- 1 bản CV xin việc (càng chi tiết càng tốt). Trong đó các bạn phải nói rõ về bản thân, thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng …

- 1 đơn xin việc kế toán (viết tay là tốt nhất, có thể đánh máy cũng được). Rất nhiều nhà tuyển dụng họ rất tinh mắt, họ chỉ cần nhìn qua nét chữ của các bạn là có thể đánh giá được con người bạn có cận thận hay không. Mà kế toán là 1 nghề yêu cầu người làm kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.

- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…
- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.
- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….
 

3. Kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán:

- Khi đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và đã được nhà tuyển dụng gọi đị phỏng vấn thì các bạn hãy chuẩn bị thật tốt nhé từ tác phong, trang phục, giờ giấc, lời nói, thái độ …
 

Kinh nghiệm - kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán

Trong bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn kinh nghiệm khi đi xin việc kế toán. Sau khi đã được nhà tuyển dụng để ý và gọi bạn đến phỏng vấn. Buổi phỏng vấn là buổi quan trọng nhất nó sẽ quyết định bạn có được đi làm hay không. Bạn cần phải chuẩn bị những kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán, như sau:


1. Tìm hiểu thông tin nhà Tuyển dụng:

- Trước khi đến phỏng vấn việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là tìm hiểu kỹ về Công ty tuyển dụng như: Công ty đó hình thành và hoạt động về lĩnh vực gì, sản phẩm, dịch vụ là gì…Các bạn có thể tìm hiểu qua website, thông tin trên các website tuyển dụng …

- Nếu các bạn chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn về Công ty đó thì Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng về bạn, như vậy là bạn đã thể hiện được sự quan tâm đối với công ty và thực sự quan tâm tới vị trí mà bạn ứng tuyển.

2. Thời gian khi đi phỏng vấn:

- Thời gian tốt nhất cho buổi phỏng vấn là bạn đến trước khoảng 10 -15p trước lịch hẹn. Bạn không nên đến quá sớm và tối kỵ là không được đến muộn. Trường hợp đến muộn bạn có thể liên hệ với người phỏng vấn để giải thích và mong họ thông cảm chờ bạn.

- Bạn đến sớm sẽ rất tốt cho bạn, thứ nhất là bạn đến đúng giờ, thứ hai là bạn có thời gian để bình tĩnh và tự tin hơn trước khi vào phỏng vấn, thứ ba là bạn có thời gian để sắp xếp lại hồ sơ, trang phục …

3. Trang phục khi đi phỏng vấn:

- Đã xác định đi xin việc tức là bạn đã xác định đi làm. Như vậy bạn cần phải xem lại phong cách ăn mặc của mình, Bạn nên thay đổi phong cách ăn mặc theo kiểu sinh viên như: Áo thun, áo phông, màu sắc lòe loẹt…Tốt nhất là bạn nên mặc áo sơ mi và quần âu, vải, jean hoặc váy.

- Các bạn nữ thì nên chú ý đến vấn đề trang điểm, không nên trang điểm quá đậm, tốt nhất là các bạn trang điểm nhẹ nhàng thôi.

4. Những điều cần làm trước khi vào phỏng vấn:

- Nếu hôm tuyển dụng đó có nhiều ứng viên: Bạn hãy nói chuyện với các ứng viên khác, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của họ…
- Hãy chuẩn bị những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi. Hoặc có thể hỏi những người phỏng vấn trước các câu hỏi về nghiệp vụ kế toán.
- Chỉnh sửa lại trang phục thật gọn gàng, lịch sự.
- Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng

5. Khi phỏng vấn:

- Khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn hãy cố gắng tự tin và nhìn vào ánh mắt của người phỏng vấn để nở 1 nụ cười, luôn mỉm cười khi phỏng vấn.

- Câu đầu tiên họ sẽ hỏi thường là: Bạn giới thiệu về bản thân: Đây là cơ hội đầu tiên của bạn hãy nắm bắt lấy nó, bạn có thể giới thiệu ngắn gọn (không quá dài dòng) nhưng cô đọng như: Những thành tích, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn chắc chắn sẽ phục vụ cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

- Câu hỏi thường gặp nhất là bạn đã đi làm ở đâu chưa? Với câu hỏi này các bạn có thể trả lời: E đã làm 2 năm ở vị trí kế toán nhập liệu, tập sự cho Công ty kế toán Hà Nội (Khi các bạn đăng ký tham gia 
Lớp học thực hành kế toán tổng hợp thực tế tại kế toán Hà Nội, các bạn sẽ được thực hành làm tất cả các công việc của người kế toán tổng hợp thực tế, được cấp chứng chỉ tương đương 2 năm kinh nghiệm sau khi học xong. Có thể trả lời các câu hỏi về nghiệp vụ kế toán của nhà tuyển dụng.

- Hãy tập trung lắng nghe thật kỹ các câu hỏi của người phỏng vấn để có thể đưa ra 1 câu trả lời ngắn gọn mà trúng đích. Những câu hỏi khó bạn không chắc thì không nên trả lời vòng vo hoặc nói em không biết. Các bạn có thể nở 1 nụ cười rồi nói khéo với người phỏng vấn: E chưa làm phần này nên em không rõ lắm, a/chị có thể giải thích giùm em được ko.

- Cuối cùng: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn 1 số câu hỏi về nghiệp vụ. Các bạn đừng quá lo lắng mà hãy thật bình tĩnh để trả lời nhé. (Khi các bạn tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực tế tại kế toán Hà Nội thì phần này các bạn có thể trả lời 1 cách tự tin vào nghiệp vụ của mình)

6. Khi kết thúc phỏng vấn:

- Sau khi phỏng vấn sau, các bạn hãy nói lời cảm ơn với người phỏng vấn.
- Hoặc bạn có thể gửi email, tin nhắn để cảm ơn.
 

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi xin việc và cách trả lời

Ở phần trước các bạn đã được chia sẻ những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán, phần này Kế Toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn những câu hỏi thường hợp khi đi phỏng vấn xin việc và hướng dẫn cách trả lời.


Để tìm được 1 công việc đúng chuyên môn và thích hợp trong thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn là 1 điều không hề dễ dàng đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

- Không chỉ cạnh tranh với hàng loạt hồ sơ xin việc khác, mà bạn còn phải làm hài lòng với nhà tuyển dụng.
- Nếu bạn có năng lực nhưng không lấy lòng đươc nhà tuyển dụng thì cũng rất khó thuyết phục được nhà tuyển dụng.
- Nếu bạn không trả lời tốt trong buổi phỏng vấn thì khả năng bị loại là rất cao.

Sau đây Công ty kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi xin việc. Hy vọng sẽ giúp các bạn tư hơn khi đi xin việc:

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân:

Cách trả lời:  Bạn có thể giới thiệu sơ qua về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng (những điều tốt nhất và thuận lợi nhất để làm tốt vị trí các bạn đang muốn xin vào). Nội dung trình bày không nên quá dài, đừng lan man hay quá chau truốt. Hãy trả lời 1 cách ngắn gọn và cô đọng nhất. Nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2 . Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Cách trả lời: Câu hỏi này khá quan trọng vì nó thể hiện rằng bạn có thực sự quan tâm tới vị trí bạn ứng tuyển và công ty của họ hay không.
- Trước hôm phỏng vấn bạn chỉ cần mất khoảng 15 – 20 p để tìm hiểu về công ty đó trên mạng qua website, bạn bè. Là bạn có thể trả lời câu hỏi này 1 cách tốt nhất rồi.

VD: Các bạn có thể trả lời: E được biết Công ty kế toán Hà Nội chuyên dạy học thực hành kế toán tổng hợp thực tế.

3. Tại sao Bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Cách trả lời:  Bạn có thể trả lời: "Trong quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp những kinh nghiệm và kỹ năng đã có được để cống hiến cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

4. Bạn đã đi làm ở đâu chưa?

Cách trả lời:  Bạn hãy trình bày những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã học được trong quá trình làm việc trước đó. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hãy trình bày quá trình đi thực tập của bạn, bạn đã học hỏi được gì ở công ty đó, Kinh nghiệm trong quá trình thực tập

VD: E đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty kế toán Hà Nội vời vị trí kế toán nhập liệu. Tiếp đó bạn có thể trình bày 1 số kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tại Công ty. (Nếu bạn tham gia 
lớp học kế toán tổng hợp thực tế tại kế toán Hà Nội thì tất cả những phần này các bạn sẽ được thực hành trực tiếp trên phần mềm kế toán)

5. Vì sao Bạn lại nghỉ ở đó?

Cách trả lời:  Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đi sâu vào vấn đề này. Bạn đừng trình bày là quản lý ở đó không coi trọng bạn. Nếu bạn không thích thì bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày, hay công ty đó không tốt.
- Bạn có thể trả lời: Công ty đó chuyển địa chỉ, hoặc công ty đó giải thể, hoặc ở đó bạn không phát huy hết được khả năng của mình mong muốn tìm được 1 công ty có thể phát huy hết được khả năng của mình…

6 . Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?

Cách trả lời:  Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng. Đặc biệt là bạn có thể đưa ra kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.

7. Bạn có mong muốn gì cho công việc?

Cách trả lời:  Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu. Ví dụ: Mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi kinh nghiệm để phát triển v.v…

8. Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách trả lời:  Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

9. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Cách trả lời:  Bạn hãy có gắng từ từ để câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tự . Và Câu hỏi này sẽ có 2 trường hợp như sau:

- Đối với những đã đi làm và có kinh nghiệm: Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: " Anh / Chị đã biết được mức lương của tôi ở công ty A , Tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại đây . Có lẽ , chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này" Hoặc các bạn có thể đưa ra 1 mức lương cụ thể mà bạn cảm thấy xứng đáng với với năng lực.

- Đối với các bạn sinh viên mới ra trường: Các bạn không nên đưa ra mức lương cụ thể được. Các bạn có thể trả lời: “E chỉ mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được học hỏi kinh nghiệm thực tế, được làm việc cho công ty. Công ty có thể trả lương phù hợp với nặng lực và thành quả của em làm cho công ty”

10. Nếu được nhận vào làm thì bạn có mong muốn và sẽ làm gì?

Cách trả lời: Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
 

Lưu ý: Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn các bạn nên nói lời cảm ơn với nhà tuyển dụng.

 

Copyright @ 2015 HỌC KẾ TOÁN TỔNG HỢP TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI.

Designed by Ngô Dương